- Trẻ hay khóc về đêm tại sao?
Trẻ chưa hình thành được chu kỳ thức ngủ: Trong bụng mẹ, trẻ thường ngủ nhiều vào ban ngày và thức nhiều vào ban đêm. Khi mới chào đời, trẻ chưa thể thích nghi ngay với chu kỳ thức ngủ của môi trường bên ngoài, do đó có thể tiếp tục duy trì thói quen này và khóc nhiều vào ban đêm.
Do trẻ bị đói: Trẻ sơ sinh cần ăn nhiều bữa trong ngày và cả ban đêm. Trong giai đoạn đầu đời, cứ mỗi 2-3 tiếng, trẻ sẽ cần được ăn một lần. Khi đói, trẻ sẽ khóc để báo hiệu cho mẹ biết.
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh có thể thiếu men vi sinh, khiến hệ tiêu hóa của trẻ khó chịu và chưa hoàn thiện. Điều này có thể làm trẻ khó chịu và khóc nhiều hơn vào ban đêm.
Trẻ bị ướt bỉm: Ban đêm, trẻ thường tè và nếu bỉm ướt, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và khóc để thông báo tình trạng này cho mẹ.
Do dị ứng: Các yếu tố từ không khí như bụi, khói thuốc lá có thể làm trẻ dễ bị dị ứng, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ và dễ khóc hơn.
Trẻ bị ngạt mũi: Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như khí lạnh hay mùi, dẫn đến tình trạng ngạt mũi. Điều này làm trẻ khó chịu và khóc nhiều hơn vào ban đêm.
Môi trường và tiếng ồn phòng ngủ: Trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Nếu phòng ngủ quá ồn ào hoặc nhiệt độ phòng không phù hợp (quá nóng hoặc quá lạnh), trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ và dễ gắt ngủ, khóc nhiều.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến trẻ khóc vào ban đêm. Điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi và tìm hiểu kỹ để có biện pháp chăm sóc phù hợp, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn.
2. Những cách hỗ trợ cải thiện tình trạng khóc về đêm ở trẻ sơ sinh
Bế và đung đưa nhẹ nhàng: Khi trẻ khóc đêm, cha mẹ nên bế con trên tay và đung đưa nhẹ nhàng. Điều này giúp con cảm thấy an toàn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Vỗ về nhẹ nhàng: Nếu không muốn bế ngay, cha mẹ có thể nhẹ nhàng vỗ về vào lưng hoặc mông của trẻ để giúp con cảm thấy thoải mái và dần chìm vào giấc ngủ.
Kiểm tra thân nhiệt và trang phục: Buổi tối nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của con để đảm bảo con không quá nóng hoặc quá lạnh. Không nên cho trẻ mặc áo quá dày và chú ý kiểm tra nhiệt độ trong phòng, không để phòng quá lạnh.
Kiểm soát ánh sáng và tiếng ồn: Đảm bảo phòng ngủ của trẻ không quá sáng và không có quá nhiều tiếng ồn. Trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, vì vậy tạo một môi trường yên tĩnh và tối nhẹ giúp trẻ dễ dàng ngủ hơn.
Bổ sung vitamin D và canxi: Nếu trẻ có dấu hiệu còi xương, cha mẹ có thể bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Quan sát và kiểm tra sức khỏe: Nếu trẻ khóc đêm kèm theo các triệu chứng khác như kém ăn, bỏ bú, sốt, hoặc có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Duy trì sinh hoạt ổn định: Nếu trẻ vẫn ăn ngon và sinh hoạt bình thường, cha mẹ chỉ cần chú ý đến những vấn đề trên là có thể cải thiện tình trạng trẻ hay khóc về ban đêm.