- Sau sinh mổ mẹ nên kiêng cữ bao lâu?
Sau sinh mổ, sản phụ cần kiêng cữ để vết mổ nhanh lành và sức khỏe sớm phục hồi. Đau đẻ được ví như đau bẻ gãy 20 cái xương sườn cùng lúc, và sinh mổ khiến mẹ phải chịu đựng thêm những vết mổ dài và sâu. Nếu không kiêng cữ cẩn thận, vết mổ có thể bị nhiễm trùng và để lại những hậu quả về lâu dài.
Thông thường, bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu nên kiêng cữ trong khoảng 42 ngày sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, càng kiêng cữ lâu, mẹ sẽ ít cảm thấy đau nhức mỗi khi trái gió trở trời và hồi phục nhanh hơn, thời gian kiêng cữ của mẹ sinh mổ nên dài hơn mẹ sinh thường.
2. Những điều cần kiêng sau sinh mổ
Không nên nằm ngửa trên mặt phẳng
Tư thế nằm rất quan trọng đối với sản phụ sinh mổ. Ngay sau khi sinh, mẹ nên nằm ngửa để ổn định vết mổ. Khi hết thuốc tê, mẹ hãy chuyển sang nằm nghiêng để giảm bớt cảm giác đau đớn. Khi nằm, nên kê gối mỏng sau lưng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Không nằm một chỗ quá lâu
Sau sinh mổ, sản phụ nên nghỉ ngơi nhưng không nên nằm một chỗ quá lâu. Sau 24 giờ, mẹ nên cố gắng đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để kích hoạt hệ tiêu hóa và phòng ngừa tắc nghẽn tĩnh mạch, chứng dính ruột. Nếu chưa thể đứng dậy, mẹ nên thay đổi tư thế nằm và massage cổ tay, lòng bàn chân để máu lưu thông tốt hơn.
Không nên ăn quá no
Sau sinh mổ, mẹ dễ bị đói và muốn ăn nhiều để hồi phục. Tuy nhiên, ăn quá no có thể khiến tiêu hóa kém hiệu quả, gây táo bón và đầy hơi. Ăn quá no còn ảnh hưởng đến vết mổ do dạ dày phình to gây áp lực lên da bụng và vết mổ, làm vết mổ lâu lành và có thể gây rỉ máu.
Không tắm nước lạnh
Sau sinh, cơ thể sản phụ rất yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Mẹ không nên tắm nước lạnh, đặc biệt là tắm đêm hoặc uống nước lạnh. Tốt nhất, nên tắm và uống nước ấm. Tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm và lau khô cơ thể bằng khăn mềm, chú ý tránh nhiễm trùng vết mổ.
Kiêng đồ ăn tanh, dầu mỡ
Sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ suy yếu, nếu ăn đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, gây tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng. Đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ cũng làm giảm chất lượng sữa, gián tiếp gây hại cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ nên kiêng các thực phẩm như cá, cua, ốc, trái cây chua và các gia vị cay nóng.
Không làm việc quá sớm
Mẹ nên tập trung nghỉ ngơi, hồi phục cơ thể để có sức chăm sóc con. Làm việc sớm và vận động nhiều có thể làm vết thương lâu lành, áp lực công việc gây stress và mất sữa.
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Mẹ nên vệ sinh vùng kín mỗi ngày 3 lần bằng dung dịch vệ sinh do bác sĩ chỉ định. Không tự ý dùng dung dịch có nồng độ pH cao, nên mặc quần lót bằng chất liệu cotton dễ thấm hút, không mặc quần lót quá chật. Nếu âm đạo sưng hoặc có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.
Quan hệ tình dục sớm
Mẹ không nên quan hệ tình dục quá sớm để tránh gây cọ sát và làm giãn vết thương. Quan hệ sớm còn tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, gây nhiễm trùng âm đạo. Sau sinh mổ khoảng 6 tuần mới nên quan hệ trở lại.
Không nịt bụng ngay sau khi sinh
Nịt bụng quá sớm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, khiến vết mổ bị bí hơi, dễ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong. Chỉ nên dùng nịt bụng khi vết mổ đã hoàn toàn hồi phục.
Một vài dấu hiệu cần lưu ý sau sinh mổ
Sốt
Sốt có thể do nhiễm trùng hoặc do mẹ mặc quá ấm, thiếu nước. Mẹ nên uống nhiều nước, mặc thoáng mát. Nếu sốt không giảm, nên đi khám để phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ.
Sản dịch bất thường
Ra sản dịch trong vài ngày sau sinh mổ là bình thường, cho thấy tử cung đang hồi phục. Sản dịch màu đỏ tươi dần chuyển sang màu nâu, hồng và sau 10 ngày là màu vàng hoặc không màu. Nếu sản dịch có mùi hôi hoặc chuyển lại màu đỏ tươi, mẹ cần đi khám ngay vì có thể bị nhiễm trùng hậu sản hoặc băng huyết.